Thiết kế nhà xưởng công nghiệp Tại Việt Cường Steel nếu khách hàng chọn chúng tôi là công ty thi công lắp dựng nhà xưởng cho công trình của bạn. Chúng tôi cam kết chất lượng thiết kế, mang đến giải pháp tối ưu và đảm bảo công năng sử dụng tốt nhất. Việt Cường Steel chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế xưởng công nghiệp (thiết kế nhà xưởng tiền chế; thiết kế nhà kho; nhà phố kết cấu thép, các quán café lắp dựng kết cấu thép…).
Nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, nhà kho là nơi trực tiếp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn, nên cần được đầu tư nghiêm túc hơn về thiết kế. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, vị trí địa hình khu vực xây dựng, để có biện pháp bố trí hiệu quả nhất.
Một công trình nhà xưởng được đầu tư thiết kế bài bản, không gian được bố trí, sắp xếp logic sẽ mang đến sự thuận tiện cho người lao động, giúp tối ưu sản xuất, lưu trữ hàng hóa, chất lượng công trình cao và thời gian sử dụng sẽ bền vững và lâu dài hơn.
Vai trò của thiết kế nhà xưởng.
Bản vẽ thi công nhà xưởng tiền chế được xây dựng, thiết kế dựa trên những quy chuẩn mà nhà đầu tư muốn ở công trình. Mỗi chi tiết trong bản vẽ nhà xưởng thép là một phần quan trọng đóng góp vào quá trình thiết kế nhà xưởng sau này. Từ đó, các nhân viên có thể dựa theo bản vẽ nhà xưởng khung thép đó mà tiến hành thi công công trình. Vai trò không thể phủ nhận của bản vẽ khung thép nhà xưởng được dựa trên cả quá trình thi công, nếu có bất kì sai lệch về số đo, số lượng và độ dài đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc. Bản vẽ nhà xưởng khung thép càng chi tiết, rành mạch càng đảm bảo cho chất lượng nhà xưởng, tránh cả những thất thoát về kinh tế và công sức do việc phải thực hiện lắp ráp nhiều lần.
Xem thêm: Giải pháp xây dựng nhà xưởng thép tiền chế trọn gói tiết kiệm chi phí.Với các yêu cầu cơ bản về thiết kế nhà xưởng những giải pháp mà các khách hàng đưa ra cần đảm bảo:
Sự hợp lý về chức năng của công trình:
Điều này nghĩa là các thiết kế phải phù hợp để đảm bảo đúng các yêu cầu,… Nhằm phù hợp với dây chuyền sản xuất, điều kiện lao động tốt cho công nhân.
Hợp lý về kỹ thuật: Các thiết kế cần phải đảm bảo cho sản xuất, hoạt động làm việc và an toàn cho công nhân, tạo ra được môi trường tốt và bền vững.
Chất lượng kiến trúc và tính thẩm mỹ: Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và mỹ của công trình, cũng như ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của công nhân.
Quy trình thiết kế nhà xưởng công nghiệp ở mỗi công ty thiết kế sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản quý trình nãy sẽ bao gồm 2 bước như sau:
#Bước 1: Thiết kế cơ sở
Bản vẽ thiết kế cơ sở sẽ bao gồm hai phần: Thuyết minh và bản vẽ:
Phần thuyết minh:
Mô tả về mô hình lắp dựng, hạ tầng kỹ thuật, phương án thiết kế.
Phương án áp dụng công nghệ.
Phương án kiến trúc.
Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật…
Phương án bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong quá trình thi công.
Phần bản vẽ:
Bản vẽ tổng quan công trình mặt đứng, mặt ngang, mặt cắt,…
Bản vẽ dây chuyền công nghệ, sơ đồ công nghệ (nếu công trình có yêu cầu).
Bản vẽ phương án kiến trúc.
Bản vẽ phương án kết cấu chính.
#Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công
Đây là bản vẽ thiết kế thi công xưởng, nhà công nghiệp được thực hiện bởi các chuyên gia kết cấu. Bản vẽ cần thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, chủng loại vật tư và chi tiết cấu kiện phù hợp yêu cầu của dự án. Đảm bảo tuân thủ quy chuẩn xây dựng, đặc biệt là các quy định về mật độ xây dựng xưởng, quy hoạch đô thị.
Hồ sơ của bản vẽ thiết kế sẽ bao gồm những nội dung chính như:
Mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ đi kèm.
Hồ sơ phối cảnh, kiến trúc công trình.
Hồ sơ kết cấu khung kèo.
Mặt bằng tổng thể..
Tiếp nhận thông tin và trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư, nắm bắt ý tưởng và nhu cầu thực tế của chủ đầu tư.
Đưa ra phương án tư vấn phù hợp. Tiến hành hơpj pháp hoá những giấy tờ cần thiết cho việc thi công lắp dựng.
Lên sơ bộ dự toán, soạn thảo hợp đồng
Thiết kế tổng mặt bằng theo sơ đồ công nghệ
Bàn giao hồ sơ bản vẽ thiết kế.
Có các tính toán bao quát trên tổng diện tích công trình, phù hợp với những yêu cầu, tiêu chuẩn về mặt bằng xây dựng.
Đảm bảo được trong quá trình thi công, lắp dựng không phát sinh bất kỳ sự cố hay bất tiện nào xảy ra.
Đáp ứng được các đường dẫn máy móc, thiết bị của loại xưởng cần thi công, lắp dựng.
Có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về các vật tư sử dụng nhằm đảm bảo sự phù hợp với môi trường và nhu cầu đối với khu xưởng công nghiệp.
Thực hiện những tính toán về các thông số kỹ thuật khi thiết kế sàn, mái, nóc gió, chống sét… Có các phương án phù hợp cho nhu cầu sử dụng trong kế hoạch lắp dựng, các chi phí đầu tư.
Yêu cầu sự nghiêm ngặt trong việc coi trọng các lỗi kỹ thuật trên sơ đồ, đảm bảo cho sự an toàn trong việc vận hành của nhà xưởng.
Bố trí mặt bằng tổng thể phù hợp với sơ đồ xưởng công nghiệp hiện tại và kế hoạch mở rộng sau này của chủ đầu tư.
Tìm hiểu về vật tư và có những lựa chọn phù hợp với đặc điểm của loại hình xưởng mà doanh nghiệp muốn thi công.
Luôn thực hiện các tính toán nhiều sơ đồ tính, có phương án thiết kế phù hợp đảm bảo nguồn chi phí đầu tư và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Thiết kế cơ sở: Bao gồm phần thuyết minh và hồ sơ kỹ thuật thi công.
Phần giới thiệu: Tóm tắt điạ điểm, vị trí lắp dựng. Đưa ra phương án thiết kế sơ bộ dựa trên mặt bằng tổng thể hoặc phương án đối với công trình xây dựng theo tuyến. Vị trí, quy mô, các hạng mục công trình và các công việc kết nối giữa các hạng mục thuộc dự án với hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngoài nhà xưởng.
Phương án về công nghệ, dây chuyền đối với những công trình có yêu cầu công nghệ cho thiết kế.
Các phương án hệ thống kỹ thuật, hạ tầng, kết cấu chính của công trình.
Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của các khu công nghiệp khi thiết kế.
Đưa ra các danh mục tiêu chuẩn khi áp dụng trong thiết kế xưởng công nghiệp.
Bao gồm phần thuyết minh và hồ sơ kỹ thuật thi công.
Phần thiết kế bản vẽ cơ bản.
Bản vẽ tổng thể mặt bằng công trình, phương án tuyến đối với công trình lắp dựng theo tuyến.
Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền đối với công trình có yêu cầu công nghệ của mỗi xưởng.
Phương án kết cấu chính, hệ thống, hạ tầng kỹ thuật chính của công trình và các kết nối với hạ tầng của khu vực.
Thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, chi tiết vật liệu cấu tạo với các tiêu chuẩn được áp dụng và đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công.
Có các giải pháp thi công lắp dựng hợp lý, xử lý địa chất và có phương án làm móng phù hợp để tránh phát sinh quá nhiều chi phí trong lúc thi công.
Chú trọng đến giải pháp nền công trình để tiết kiệm được chi phi đầu tư.
Những tin mới hơn