CÔNG TY CP TM THÉP VIỆT CƯỜNG
CÔNG TY CP TM THÉP VIỆT CƯỜNG

CÔNG TY CP TM THÉP VIỆT CƯỜNG

CHUYÊN KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG VỀ KIM KHÍ, THÉP HÌNH, THÉP XÂY DỰNG,
GIA CÔNG KẾT CẤU, XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Tin nội bộ

Thép Việt Cường - Tọa đàm trực tuyến: Thúc đẩy sử dụng giải pháp số cho các doanh nghiệp

Trung tâm Thông tin tỉnh tổ chức Chương trình Tọa đàm trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên với chủ đề: Thúc đẩy sử dụng giải pháp số cho các DNNVV.
Thép Việt Cường - Tọa đàm trực tuyến: Thúc đẩy sử dụng giải pháp số cho các doanh nghiệp
Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà trở thành vấn đề sống còn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), vấn đề chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức, rào cản. Vậy chuyển đổi số có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của các DNNVV? Làm thế nào để giúp các DNNVV chuyển đổi số thành công? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Trung tâm Thông tin tỉnh tổ chức Chương trình Tọa đàm trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên với chủ đề: Thúc đẩy sử dụng giải pháp số cho các DNNVV.
MC Kim Oanh và khách mời.

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay, bởi chuyển đổi số sẽ giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, tối ưu năng suất làm việc của nhân viên, gia tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà trở thành vấn đề sống còn với doanh nghiệp. Câu chuyện này đã được các doanh nghiệp lớn ý thức rất rõ, tuy nhiên đối với nhiều DNNVV, vấn đề chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức, rào cản. Vậy chuyển đổi số có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của các DNNVV? Làm thế nào để giúp các DNNVV chuyển đổi số thành công?

Để cùng tìm câu trả lời, chúng tôi đã mời đến trường quay ông Đào Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Việt Bắc, Phó Giám đốc VNPT Thái Nguyên; ông Lê Mạnh Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại thép Việt Cường, phường Ba Hàng, TP. Phổ Yên để cùng trao đổi, bàn luận về nội dung “Thúc đẩy sử dụng giải pháp số cho các DNNVV”.

Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia Chương trình Tọa đàm trực tuyến. Và để bắt đầu chương trình, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi clip: Thực trạng chuyển đổi số đối với DNNVV.
MC Kim Oanh: Thưa ông Lê Mạnh Cường, ông đánh giá thế nào về vai trò của chuyển đổi số, giải pháp số trong quản trị, điều hành doanh nghiệp? Những việc làm cụ thể nào đang được doanh nghiệp của ông thực hiện để CĐS?

" Ông Lê Mạnh Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại thép Việt Cường "
Ông Lê Mạnh Cường: 
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, với vai trò DNNVV, quy mô doanh thu trên dưới 100 tỷ, số lượng nhân sự từ 3 - 50 người, tuỳ từng thời điểm, chúng tôi nhận thức rõ ràng: Trong thời đại 4.0 việc áp dụng công nghệ số và CĐS vô cùng quan trọng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải bắt nhịp được xu thế của thời đại. Với chúng tôi, ý thức rất rõ được điều đó, ngay từ ngày đầu Thủ tướng Chính phủ phát động “Chính phủ số”, “xã hội số”, “doanh nghiệp số”, đến bây giờ “người dân số” thì chúng tôi cũng từng bước chuyển mình theo những chủ trương chính quyền tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo CĐS đã áp dụng ở doanh nghiệp mình theo quy mô, cũng như nguồn lực của doanh nghiệp. Bởi vì mỗi doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau và ngành nghề khác nhau thì áp dụng nguồn lực khác nhau, nguồn lực rất quan trọng, đảm bảo về nhân sự, đảm bảo về tài chính. Chúng tôi đã mời những công ty chuyên về lĩnh vực số đến tư vấn cho chúng tôi, rút ngắn thời gian doanh nghiệp hiểu biết nó, tư vấn cho chúng tôi về tính năng, sự phát triển khi áp dụng CĐS, chúng tôi mời các công ty có uy tín tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên để tư vấn trực tiếp, hướng đến toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình mới. Chính từ việc đó thì đầu tiên là nhận thức của Giám đốc doanh nghiệp cho đến nhân viên các phòng ban, thay đổi văn hoá, đặc biệt khi có công ty tư vấn về CĐS thì có giá trị cốt lõi là doanh thu và lợi nhuận. Chúng tôi từng bước áp dụng từ những việc nhỏ nhất, ban đầu CĐS là phần mềm liên quan đến quản lý doanh nghiệp, sau đó là những trang Web bán hàng, hiện tại những mặt hàng sản xuất vì quy mô còn nhỏ, nguồn lực ít, chúng tôi không thể đầu tư ồ ạt được mà làm từng phần, từng bộ phận, từng phòng ban… Việc ứng dụng CĐS đã đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
MC Kim Oanh: Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một số DNNVV đang lúng túng trong thực hiện các giải pháp số. Trong đó có nguyên nhân về vốn, do quy mô nhỏ nên khả năng tích tụ và tập trung vốn để chuyển đổi từ giải pháp quản trị, điều hành truyền thống sang giải pháp số thấp, bên cạnh đó nguồn lực về con người để thực hiện CĐS có hạn… Vậy theo ý kiến của ông Tuất, doanh nghiệp cần làm gì để thoát khỏi rào cản này? Tỉnh có chính sách hỗ trợ nào cho doanh nghiệp để giải bài toán về công nghệ, nguồn lực khi thực hiện CĐS? , Về vấn đề này, ý kiến của ông Cường như thế nào? Doanh nghiệp của ông giải quyết bài toán về vốn và nguồn nhân lực khi thực hiện các giải pháp số bằng cách nào? Ông có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ với các DNNVV trong áp dụng các giải pháp số để quản trị, điều hành?

Ông Lê Mạnh Cường: Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh về nguồn vốn trong doanh nghiệp, bởi khi doanh nghiệp tham gia CĐS, từ những doanh nghiệp mới khởi nghiệp đến doanh nghiệp lớn và DNNVV. Đầu tiên đó là nhận thức của chủ doanh nghiệp về CĐS, thế thì bài toán về nguồn vốn là vấn đề quan trọng. Theo tôi, đối với DNNVV xác định CĐS là xu thế và không nên nhìn xem chất lượng như thế nào mà bắt tay vào làm ngay. Thứ hai, tìm cho mình những công ty về công nghệ CĐS tư vấn cho mình từng bước đi một, áp dụng cho doanh nghiệp của mình phù hợp, tài chính ra sao, nhân sự như thế nào?. Và bạn hãy làm ngay đi, quy mô nhỏ thì CĐS từ việc số hóa, phải ứng dụng số hóa bởi bản chất của CĐS là “Thế giới số”, “Xã hội số”, “Chính phủ số”… Vậy đương nhiên những doanh nghiệp không CĐS sẽ bất cập và những doanh nghiệp đang tham gia CĐS họ sẽ bắt nhịp được với xu thế của xã hội và doanh nghiệp sẽ phát triển hiệu quả.

MC Kim Oanh: Thưa ông Cường! Được biết doanh nghiệp của ông đang có mối quan hệ đối tác với một số doanh nghiệp nước ngoài ngay tại Khu công nghiệp Yên Bình. Các doanh nghiệp này hầu hết đều yêu cầu đòi hỏi cao, việc thực hiện các thủ tục hành chính rất chuyên nghiệp, ông đã làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu đó. Giải pháp số giúp ông trong điều hành, quản lý doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của các đối tác như thế nào?

Ông Lê Mạnh Cường: Công ty CP thép Việt Cường cũng tham gia vào chuỗi xây dựng cơ bản Samsung lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời cũng được tham gia vào chuỗi xây dựng cơ bản của Tập đoàn Samsung đầu tiên, có lẽ đến thời điểm này cũng là duy nhất. Tháng 7/2013, dự án Samsung vào đầu tư tại Thái Nguyên bắt đầu giao mặt bằng sạch, đến tháng 12/2013 chính thức khởi công, chúng tôi may mắn được tham gia vào chuỗi xây dựng cơ bản. Trong quá trình tham gia, chúng tôi chưa được trực tiếp làm việc với chủ đầu tư, chúng tôi chỉ làm việc với những đơn vị trong Top 10 của Hàn Quốc là những đơn vị liên quan đến xây dựng, kết cấu. Với vai trò là doanh nghiệp kết nối được những doanh nghiệp nước ngoài, đã áp dụng CĐS khá lâu thì đương nhiên chúng tôi phải bắt nhịp. Việc chúng tôi làm đầu tiên là sử dụng những công cụ, những phần mềm, những điện toán đám mây để báo giá và gửi khối lượng công việc, tiến độ công việc theo ngày, theo tuần và kết thúc dự án. Điều này giúp Công ty duy trì mối quan hệ và tăng tính chất chuyên nghiệp trong việc giao tiếp và tương tác với các đối tác.

MC Kim Oanh: Là người trực tiếp quản lý, điều hành một doanh nghiệp, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện các giải pháp số ông Cường đều nắm rõ, vậy theo ông Cường, các DNNVV cần sự hỗ trợ giúp đỡ như thế nào từ các cơ quan chức năng trong lộ trình chuyển đổi sang các giải pháp số trong quản trị, điều hành và sản xuất, kinh doanh?

Ông Lê Mạnh Cường: Trở lại câu chuyện CĐS, về việc này các cơ quan chức năng và UBND tỉnh cùng chung tay vào cuộc để giúp đỡ doanh nghiệp. Tôi cho rằng, việc CĐS càng nhanh để các doanh nghiệp bắt đầu số hóa và CĐS cũng nhanh. Theo đó doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh, đem lại năng xuất, tiết kiệm được nguồn lực đầu tư và thời gian, từ đó tạo ra giá trị và lợi nhuận, khi đó có những thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều. Chính quyền đã có những tác động cho người dân và doanh nghiệp hướng đến CĐS. Việc CĐS càng nhanh chóng bao nhiêu thì nguồn doanh thu và lợi nhuận càng cao, tăng thu ngân sách Nhà nước càng nhiều, xã hội càng phát triển. Chúng tôi có đề nghị với các cơ quan chức năng một số nội dung như:

Cung cấp thông tin và tư vấn: Các cơ quan chức năng có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn về các giải pháp số và quy trình chuyển đổi, đưa ra lộ trình để doanh nghiệp áp dụng chuyển đổ số theo quy mô và nguồn lực của doanh nghiệp… Điều này bao gồm việc giới thiệu các nguồn tài liệu, tài liệu hướng dẫn và chương trình đào tạo, tuyên truyền để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích và cách triển khai giải pháp số trong chuyển đổi số.

Hỗ trợ kỹ thuật: Các cơ quan chức năng có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong việc triển khai và tích hợp các giải pháp số vào quy trình, hệ thống hiện có của doanh nghiệp. Họ có thể cung cấp tư vấn về kiến trúc công nghệ, quy trình triển khai và kiểm tra giải pháp số.

Hỗ trợ tài chính: Các cơ quan chức năng có thể cung cấp thông tin về nguồn tài chính, chương trình tài trợ để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang các giải pháp số. Các chương trình này có thể bao gồm hỗ trợ vốn, tài trợ phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ, hay hỗ trợ về thuế và lợi ích kinh tế khác. Mong muốn các cơ quan chức năng và chính quyền tỉnh Thái Nguyên cung cấp thông tin về nguồn tài chính và có thể tạo ra quỹ thông qua các gói vay ngân hàng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp CĐS mạnh hơn.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển sang các giải pháp số, các chương trình có thể bao gồm hỗ trợ vốn, tài trợ phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ, đó chính là giải pháp cho CĐS.

MC Kim Oanh: Nhận thức rất rõ vai trò của CĐS trong tổng thể tất cả các hoạt động của quốc gia trong đó có doanh nghiệp, Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp CĐS đặc biệt quan tâm đến DNNVV, nhóm dễ bị tổn thương và chịu tác động ảnh hưởng nặng nề khi gặp những khó khăn, bất ổn. Ở cấp độ địa phương, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã tích cực áp dụng nhiều chính sách và giải pháp về xây dựng cơ sở pháp lý, tổ chức đào tạo, truyền thông, cung cấp các hỗ trợ CĐS cho doanh nghiệp với nhiều hoạt động cụ thể. Dù chỉ mới triển khai trong một khoảng thời gian không dài, nhưng có thể thấy đây là một động lực lớn giúp DNNVV có thể thực hiện thành công CĐS. Ở góc độ doanh nghiệp, các doanh nhân cũng cần thay đổi tư duy, nhận thức, nỗ lực vượt lên chính mình, làm mới mình; trong đó CĐS là một trong những giải pháp được coi là sống còn để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Trân trọng cảm ơn ông Đào Ngọc Tuất; ông Nguyễn Việt Bắc và ông Lê Mạnh Cường đã có những chia sẻ thực tế, ý kiến phân tích và đưa ra các giải thiết thực trong chương trình nhằm thúc đẩy sử dụng giải pháp số cho các DNNVV.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi chương trình. Xin kính chào và hẹn gặp lại!
Trích nguồn báo : Thainguyen.gov.vn ( https://thainguyen.gov.vn/vi_VN/thoi-su/-/asset_publisher/L0n17VJXU23O/content/toa-am-truc-tuyen-thuc-ay-su-dung-giai-phap-so-cho-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua/20181 )

Nguồn tin: thainguyen.gov.vn

Chia sẻ bài viết:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây